Skip navigation

III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

1. Chấn chỉnh tổ chức biên chế lực lượng vũ trang nhân dân

- Lực lượng chủ lực: Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động, có sức chiến đấu cao. Bố trí các binh đoàn chủ lực phải gắn với thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân trên cả nước cũng như từng vùng chiến lược.

- Lực lượng địa phương: Phải căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức và bố trí cho phù hợp với từng địa phương và thế trận cả nước.

Bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ chung tay bảo vệ biên giới

- Lực lượng bộ đội biên phòng: Cần có số lượng phù hợp, chất lượng cao, tổ chức hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo…theo nhiệm vụ được giao.

- Lực lượng dân quân tự vệ: Được tổ chức trên cơ sở lực lượng chính trị ở từng đơn vị hành chính, đơn vị sản xuất và dân cư ở cơ sở, có số lượng phù hợp, chất lượng cao.

2. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển KHQS Việt Nam

- Nâng cao chất lượng huấn luyện - giáo dục

+ Vị trí: Giáo dục - huấn luyện là hai nội dung cơ bản bảo đảm cho LLVT giác ngộ chính trị, có bản lĩnh chiến đấu cao, có trình độ kỹ chiến thuật giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Yêu cầu: Phải đúng hướng, đáp ứng nhiệm vụ, sát thực tế, đối tượng tác chiến, phù hợp với khả năng trang bị, địa hình, thời tiết và cách đánh của ta, huấn luyện tác chiến giỏi bằng vũ khí trong biên chế, cũng như khi được tăng cường binh khí, kỹ thuật, tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, có sự chuyển hướng về nội dung huấn luyện “phòng tránh đánh trả” trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

+ Phương châm:  Cơ bản, toàn diện, thiết thực, vững chắc.

- Phát triển khoa học quân sự Việt Nam: Tập trung nghiên cứu giải quyết đúng, sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh ở 3 đối tượng: Trong xây dựng LLVT, trong củng cố quốc phòng thời bình; đề phòng chiến tranh.

3. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang nhân dân.

Quan điểm chung: Kết hợp chặt chẽ tiến trình và bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.

Hiện nay, cần tập trung duy trì tốt vũ khí trang bị hiện có trong biên chế và dự trữ, bảo đảm trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ưu tiên các quân chủng và bộ đội biên phòng.

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất, năng lực tốt

- Vị trí: Đây là giải pháp quan trọng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sinh hoạt chính trị giữa bộ đội địa phương và DQTV

- Cơ sở: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; Người nhấn mạnh: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, thực tiễn cách mạng đã chứng minh điều đó.

- Nội dung: Đủ về số lượng, có chất lượng cao, cơ cấu tổ chức hợp lý, có độ tuổi và sức khỏe phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và bảo đảm tính kế thừa, trong đó quan tâm nhất là chất lượng.

5. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của đảng, nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân

Chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ chính sách của Đảng và Nhà nước, có vai trò to lớn trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, động viên tình cảm, ý chí của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cùng gia đình, hậu phương, cũng như toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, biện pháp này được thể hiện trên các nội dung sau:

Tuần tra canh gác vùng biên giới

- Chính sách phải đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, kết hợp giữa đời sống vật chất và tinh thần.

- Trong chính sách phải bảo đảm thể hiện được các hoạt động của lực lượng vũ trang là một ngành “lao động đặc biệt” làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Hiện nay cần làm cho toàn xã hội nhận rõ trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách đối với lực lượng vũ trang.