Skip navigation

b) Xây dựng tiềm lực kinh tế

- Quan niệm: Tiềm lực kinh tế là khả năng về kinh tế của đất nư­­ớc có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

Đư­­ợc biểu hiện ở nhân lực, vật lực, tài lực của quốc gia có thể huy động cho quốc phòng, an ninh và tính cơ động của nền kinh tế đất nư­­ớc trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

- Vị trí: Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác.

- Nội dung:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư­­ớc, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng, an ninh; phát triển công nghiệp quốc phòng, trang bị kĩ thuật hiện đại cho quân đội và công an.

+ Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với cơ sở hạ tầng quốc phòng; không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các LLVT nhân dân.

+ Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc thăm tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel

Liên hệ bản thân:

Quán triệt và thực hiện đúng đường lối kinh tế của Đảng, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; độc lập, tự chủ và sáng tạo trong lao động trên cơ sở thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.