Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng bộ, ngành, địa phựơng và cơ sở.
- Về tổ chức:
Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng: lực lượng nòng cốt (lực lượng chiến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu).
Lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt: Bao gồm dân quân tự vệ bộ binh, binh chủng và dân quãn tự vệ biển (đối với vùng biển), được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Đối với xã (phường) thuộc địa bàn trọng điểm về quốc phòng an ninh, biên giới ven biển, hải đảo có yêu cầu chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực.
Nhiệm vụ của lực lượng cơ động là chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt, chi viện cho lực lượng chiến đấu tại chỗ, khi cần thiết có thể cơ động chiến đấu trên địa bàn địa phương khác.
|
 |
Nhiệm vụ của lực lượng chiến đấu tại chỗ là chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phương theo kế hoạch, phương án, khi cần có thể tăng cường cho lực lượng chiến đấu cơ động.
Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi).
Nhiệm vụ của lực lượng này là phục vụ chiến đấu, vận chuyển tiếp tế khắc phục hậu quả chiến đấu, bảo vệ và sơ tán nhân dân.
Về quy mô: Tổ chức từ cấp tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn (cấp đại đội ở xã, phường lớn; cấp tiểu đoàn ở các doanh nghiệp nhà nước do quân khu trở lên quy định).
- Biên chế: Biên chế dân quân tự vệ đựợc thống nhất trong toàn quốc. Số lượng cán bộ, chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng quy định.
- Về cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội: Cơ cấu biên chế ban chỉ huy quân sự được tổ chức ở xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp của địa phương và các ngành của nhà nước gồm 3 người : chỉ huy trưởng, chính trị viên và phó chỉ huy trưởng. Ban chỉ huy quân sự cơ sở chịu trách nhiệm làm thạm mưu giúp cấp uỷ, chính quyền cấp mình tổ chửc triển khai công tác hoạt động dân quân tự vệ.

Lực lượng dân quân đang huấn luyện
|
Cấp xã, phường, thị trấn, chỉ huy trưởng là thành viên uỷ ban nhân dân, là đảng viên, thường nằm trong cơ cấu cấp uỷ địa phương. Bí thư đảng uỷ, Bí thư chi bộ các cơ sở kiêm chính trị viên chịu trách nhiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong dân quân tự vệ. Phó chỉ huy trưởng ở xã, phường là cán bộ chuyên trách, các phó chỉ huy cơ sở còn lại là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
|
Xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, xã đội phó và tương đương do chủ tịch uỷ ban nhân dàn cấp huyện bổ nhiệm theo đề nghị của uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi đã thống nhất với huyện đội trưởng. Thôn đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và khẩu đội trưởng dân quân tự vệ do huyện đội trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của xã đội trưởng. Cơ cấu cán bộ tiểu đoàn, đại đội, gồm chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng. Cấp trung đội, tiểu đội và tương đương có một cấp trưởng, một cấp phó.
- Về vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ: Vũ khí, trang bị cho dân quân tự vệ từ các nguồn do Bộ Quốc phòng cấp, các địa phương tự chế tạo hoặc thú được của địch. Song, dù từ nguồn nào, vũ khí trang bị đó cũng đều là tài sản của nhà nước giao cho dân quân tự vệ quản lí. Do vậy, phải được đăng kí, quản lí, bảo quản chặt chẽ ; sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.