a) Sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam
- Cơ sở:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa sự ra đời của quân đội với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Người viết: "Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn đánh chúng phải có lực lượng quân sự, phải có tổ chức".
Thứ hai, do kẻ thù sử dụng bạo lực phản cách mạng để áp bức nô dịch dân tộc ta. Do vậy, muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp chúng ta phải tổ chức bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Biểu hiện cụ thể:
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc: tiền thân của nó là những đội Xích vệ đỏ, Du kích vũ trang, sau đó phát triển thành Quân đội nhân dân (Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của quân đội ta hiện nay được thành lập). Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động, đấu tranh với kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc. |
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập. (Ảnh tư liệu) |
- Yêu cầu:
Thứ nhất, quân đội phải luôn luôn gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng, với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Thứ hai, phải giữ vững và tăng cường phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Thứ ba, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ tư, quân đội phải liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở và tiếp sức.