Skip navigation

3. Nội dung bảo vệ môi trường

a) Bảo vệ các thành phần môi trường và di sản thiên nhiên

(Nội dung bài giảng)

- Bảo vệ môi trường nước mặt, môi trường nước dưới đất và môi trường nước biển:
+ Bảo vệ môi trường nước mặt
+ Bảo vệ môi trường nước dưới đất
+ Bảo vệ môi trường nước biển
- Bảo vệ môi trường không khí
- Bảo vệ môi trường đất
- Bảo vệ di sản thiên nhiên

Video giảng bài

b) Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doan dịch vụ tập trung, làng nghề…
- Tiến hành kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường; tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh

c) Bảo vệ môi trường đô thị và nông thôn

(Nội dung bài giảng)

- Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư
- Bảo vệ môi trường nông thôn
- Bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân

d) Bảo vệ môi trường ở một số lĩnh vực chủ yếu khác

(Nội dung bài giảng)

- Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
- Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí

e) Bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác

(Nội dung bài giảng)

- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy...
- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và Nhà nước trong quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác
+ Có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải
+ Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trong trên địa bàn
+ Hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.

g) Ứng phó với biến đổi khí hậu

(Nội dung bài giảng)

- Biến đổi khí hậu trái đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định
- Thích ứng với biến đổi khí hậu: là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại

Nhóm tác giả: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Sĩ quan thông tin

Tra cứu kiến thức môn học close