Skip navigation

2. Nguồn gốc, tính chất của tôn giáo

a) Nguồn gốc của tôn giáo

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Sự bất lực của con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. 

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Do trình độ nhận thức còn thấp kém, con người không lý giải được các hiện tượng tự nhiên và xã hội nên gán những điều hoang đường, thần bí.

- Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo: Những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh tự nhiên, trước những biến cố của xã hội, biến cố của cuộc đời đóngvai trò trực tiếp ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo.

b) Tính chất của tôn giáo

- Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của từng xã hội. 

- Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hư ảo). 

- Tính chính trị của tôn giáo: Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc lột và mê hoặc quần chúng.

Nhóm tác giả: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Sĩ quan thông tin

Tra cứu kiến thức môn học close