Skip navigation

1. Một số khái niệm cơ bản

a. Giao thông

      Giao thông là những hệ thống giúp cho việc di chuyển, đi lại của mọi người với các phương tiện và loại hình khác nhau một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau.

    - Giao thông ở nước ta hiện nay bao gồm các hệ thống: giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không. Mỗi hệ thống bao gồm có kết cấu hạ tầng giao thông (đường sá, bảng biển chỉ dẫn, nhà ga, bến đỗ, trạm dừng...) lực lượng đảm bảo giao thông, người và phương tiện tham gia giao thông, văn bản quy phạm pháp luật về giao thông.

    - Hệ thống giao thông được phân loại theo hình thức tham gia giao thông gắn với các phương tiện giao thông: giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

    - Giao thông thường được tổ chức và kiểm soát bởi nhà nước nhằm phát triển các hệ thống và đảm bảo an toàn.

 

b. An toàn giao thông

     An toàn giao thông là sự ổn định, thông suốt, trật tự của các hệ thống giao thông, người và phương tiện, hàng hóa tham gia giao không bị ảnh hưởng, thiệt hại, mất.

    - Trạng thái chỉ sự ổn định, thông suốt, trật tự của các hệ thống giao thông. Người và các phương tiện tham gia giao thông không bị ảnh hưởng về tiến độ, lộ trình và thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, hư hỏng mất mát về phương tiện, hành lý, hàng hóa.

    - An toàn người tham gia giao thông, phương tiện giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông, môi trường, lực lượng đảm bảo giao thông, văn bản quy phạm pháp luật về giao thông.

    - Mất an toàn giao thông do nguyên nhân từ cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan do thời tiết, môi trường, động vật tác động tiêu cực đến các hoạt động của con người và phương tiện trong bảo đảm và tham gia giao thông. Nguyên nhân chủ quan do con người không chấp hành và tuân thủ đầy đủ các quy tắc, quy phạm pháp luật, hướng dẫn khi tham gia giao thông.

 

c. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông

     Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là việc thiết lập, duy trì, củng cố, thúc đẩy trạng thái tham gia giao thông có nền nếp, kỷ cương, trật tự, an toàn đối với người và phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra.  

Câu hỏi 1:

Câu hỏi:

     Pháp luật về bảo đảm TTATGT là của ai?

Kết luận:

     - Lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông là những lực lượng chuyên trách hướng dẫn, điều khiển, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, tuyên truyền, trong đó cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt.

     - Trật tự an toàn giao thông được đảm bảo khi các hệ thống giao thông ổn định, an toàn; người và các phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông không bị ảnh hưởng, hư hại, không gây ra các sự cố mất an toàn và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, quy định, quy phạm pháp luật về giao thông.

     - Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo cho các loại hình giao thông diễn ra an toàn, thông suốt, trật tự để góp phần phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.

Nhóm tác giả: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Sĩ quan thông tin

Tra cứu kiến thức môn học close