Skip navigation

1. Khái niệm

a. Chiến lược “diễn biến hòa bình”

   

     “Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành”[1]. Khái niệm được hiểu trên những nội dung cơ bản sau:

    - Chủ thể thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay không chỉ là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, có cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bành trướng và bá quyền, các phần tử cơ hội, bất mãn trong nước.

    - Mục tiêu của “diễn biến hòa bình” là lật đổ chế chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.

    - Biện pháp, sử dụng các biện pháp chủ yếu là phi quân sự để làm suy yếu từ bên trong, kích động mâu thuẫn, hình thành các tổ chức chính trị đối lập, tạo nên quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Tập trung chống phá các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Triệt để tận dụng các sai sót, khó khăn của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để khoét sâu mâu thuẫn, kích động tư tưởng chống đối, xây dựng lực lượng phản động từ bên trong vv.

    - Hình thức, kết hợp các hình thức “mưa dầm thấm lâu”, mềm, ngầm, sâu, và núp dưới các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá từ bên trong.

    - Bản chất, là một chiến lược phản động mang tính toàn cầu.

Hiện nay, CNĐQ đặc biệt, chú trọng làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến", tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ XHCN ở một số nước còn lại.



[1] Bộ Quốc phòng ( 2005), Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 303.

 

b. Bạo loạn lật đổ

     Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương[1]. Khái niệm được hiểu trên những nội dung cơ bản sau:

    - Chủ thể thực hiện bạo loạn lật đổ là lực lượng phản động, ly khai, đối lập trong nước, bọn bất mãn, tiêu cực đối với xã hội.

    - Mục tiêu là, gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương.

    - Biện pháp, kích động người dân hiếu kỳ, tiêu cực ... biểu tình, tấn công bằng bạo lực có tổ chức dưới sự chỉ đạo của những tổ chức phản động ở trong và ngoài nước.

    - Hình thức, sử dụng các hình thức bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp với bạo loạn vũ trang.

    - Bản chất, thủ đoạn phản động.



[1] Bộ Quốc phòng ( 2005), Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 63.

 

 

Nhóm tác giả: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Sĩ quan thông tin

Tra cứu kiến thức môn học close