Skip navigation

1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

- Vị trí: Đây là nội dung quan trọng, trực tiếp tác động đến nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Bởi, tính chất quyết định của kinh tế đối với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

- Nội dung:  

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ năm 2016 - 2020 là: 

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

+ Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hộiNhư vậy, trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã bao quát toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn là:

+ Tăng cường quốc phòng - an ninh.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại.

- Yêu cầu:

+ Sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế phải được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược.

+ Phải quy tụ mọi nguồn lực, lực lượng trong nước và quốc tế nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.